Thứ năm, 07 Tháng 6 2012 00:00
Hiện nay, theo xu hướng quốc tế, các giao dịch bất động sản đều được một tổ chức tư vấn độc lập tư vấn thẩm định giá để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong quá trình giao dịch tài sản.
Theo Khoản 15, Điều 4, Chương I của Luật số 11/2012/QH13 về Luật giá có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Do đó, thẩm định giá bất động sản là số tiền ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất, quyền sở sở hữu nhà, công trình vật kiến trúc gắn liền với đất đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá và cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp được quy định trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
Thị trường bất động sản là không gian, thời gian, địa điểm cụ thể diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn... liên quan đến bất động sản giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản.
Giá cả Bất động sản tuỳ thuộc một phần lớn vào quan hệ cung - cầu trên thị trường. Khi cầu lớn hơn cung, giá Bất động sản thường bị đẩy cao lên; ngược lại, khi cầu thấp hơn cung, giá Bất động sản có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, giá cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố xuất phát từ những khiếm khuyết của thị trường như “độc quyền”, “đầu cơ”, “cạnh tranh không lành mạnh”... có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp của Nhà nước như đầu tư của Nhà nước vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư (đường giao thông, cấp và thoát nước, cấp điện...)
Dịch vụ thẩm định giá bất động sản là một trong những thế mạnh của CÔNG TY CP THẨM ĐỊNH GIÁ THƯƠNG TÍN - SACOMVALUE, với kho dữ liệu giá dồi dào, nguồn nhân lực với trình độ kinh nghiệm chuyên môn cao, SACOMVALUE sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của các bất động sản với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định
1. Đối tượng, tài sản thẩm định giá bất động sản:
- Các loại đất đai: đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn, đất sản xuất kinh doanh, đất chuyên dùng, đất khác....
- Công trình xây dựng, công trình gắn liền trên đất ( bao gồm các tài sản gắn liền trên công trình xây dựng đó): Nhà phố, căn hộ, biệt thự, trường học, bệnh viện,…
- Đất dự án.
- Nhà xưởng sản xuất.Trung tâm thương mại, chung cư, cao ốc văn phòng,..
- Nhà hàng, khách sạn, resort,…
2. Các phương pháp thẩm định giá:
- Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa)
- Phương pháp chi phí ( phương pháp giá thành)
- Phương pháp lợi nhuận ( hay phương pháp hạch toán)
- Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
- Phương pháp so sánh,...
3. Mục đích thẩm định giá:
- Mua bán, chuyển nhượng tài sản.
- Cổ phần hóa, mua bán, sáp nhận doanh nghiệp (M&A)...
- Liên doanh, thành lập, chuyển đổi hoặc giải thể doanh nghiệp.
- Thế chấp, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng.
- Hoạch toán kế toán, thanh lý tài sản, bảo hiểm, đền bù, giải tỏa...
- Xác định giá trị tài sản, dự án đầu tư, giá trị thương hiệu...
- Thẩm định tài sản phục vụ điều tra, xét xử, phân chia, tranh chấp tài sản,...
- Chứng minh tài sản để du học, du lịch, định cư, hợp tác, góp vốn...
- Thanh lý tài sản, cấn trừ nợ,...
- Các mục đích thẩm định khác...
3. Danh mục các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác thẩm định giá bất động sản:
a. Giấy tờ đối với đất:
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) hoặc giấy tờ khác;
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng (nếu có);
- Tờ khai thuế trước bạ;
- Giấy tờ về thừa kế, cho, tặng… (nếu có);
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có);
- Giấy tờ đối với các công trình xây dựng, vật kiến trúc và tài sản gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có);
- Giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thanh lý, hóa giá tài sản (nếu có);
- Quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về sở hữu tài sản (nếu có);
b. Đối với các công trình xây dựng:
- Giấy phép xây dựng;
- Bản vẽ hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế (nếu có);
- Bảng dự toán hoặc hồ sơ quyết toán công trình (nếu có);
- Hợp đồng thi công xây lắp công trình;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán (nếu có);
- Các biên bản kiểm tra, nghiệm thu giai đọan (nếu có);
- Các văn bản, biên bản xử lý phát sinh, thay đổi (nếu có);
- Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
.............................................................................................................
KINH DOANH/MARKETING
|
|||
|
|||
KỸ THUẬT/NGHIỆP VỤ
|
|||
|