Thứ năm, 31 Tháng 5 2012 15:33
Thẩm định giá động sản trong từng trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể được vận dụng khái niệm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp
Giá cả động sản phụ thuộc phần lớn vào quan hệ cung - cầu trên thị trường. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài Chính: Giá thị trường của Động sản là mức giá ước tính đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người sẵn sàng mua và một bên là người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan và độc lập trong điều kiện thương mại bình thường.
Tuy nhiên, để đưa ra giá trị của Động sản công ty thẩm định còn phải phân tích đến nhiều yếu tố khác như những yếu tố mất cân bằng của thị trường do nhiều nguyên nhân không tính trước được như tính độc quyền, tính đầu cơ, các nhân tố cạnh tranh không lành, . . . làm ảnh hưởng đến giá trị của động sản cần thẩm định để có thể xác định giá trị của động sản một cách chính xác và khoa học . . .
Dịch vụ thẩm định giá động sản là một trong những thế mạnh của CÔNG TY CP THẨM ĐỊNH GIÁ THƯƠNG TÍN - SACOMVALUE, với kho dữ liệu giá dồi dào, nguồn nhân lực với trình độ kinh nghiệm chuyên môn cao, SACOMVALUE sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của các bất động sản với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định
1. Thẩm định giá động sản bao gồm:
a. Tài sản chưa qua sử dụng (mua sắm mới).
b.Tài sản đã qua sử dụng:
- Tài sản đã qua sử dụng là loại tài sản không còn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng theo thiết kế ban đầu của nhà sản xuất do chế độ bảo quản hoặc đã tiến hành vận hành, chạy thử (không phân biệt thời gian hay số lượng sản phẩm đã sản xuất, chế tạo ra) mà không theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân mua tài sản.
- Với đặc thù của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ … (gọi chung là tài sản) đã qua sử dụng là chất lượng còn lại không đồng đều, các chi tiết, bộ phận đã bị thay đổi, sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với mục đích sử dụng, sản phẩm sản xuất, năng lực, điều kiện sản xuất, chế độ bảo quản, bảo dưỡng đặc thù của của sở hữu tài sản làm căn cứ cho người làm thẩm định lựa chọn cơ sở thẩm định, phương pháp, nguyên tắc thẩm định phù hợp.
- Cụ thể về lựa chọn cơ sở thẩm định giá: Giá trị của tài sản đã qua sử dụng có thể được sử dụng 1 trong 2 cơ sở thẩm định đó là cơ sở giá trị thị trường và cơ sở giá trị phi thị trường tuỳ theo mức độ thông dụng, tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản cần thẩm định và mục đích thẩm định. Căn cứ vào kết quả khảo sát về tài sản đã qua sử dụng, tỷ lệ chất lượng còn lại, kết quả thu thập thông tin về loại tài sản đề nghị thẩm định làm căn cứ lựa chọn, xác định cơ sở giá trị của tài sản
c. Tài sản không còn giá trị sử dụng:
- Theo tiêu chuẩn thẩm định giá 02 ban hành kèm theo quyết định số 77/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính thì: “Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.Giá trị thanh lý phản ánh giá trị còn lại của một tài sản (trừ đất đai) khi tài sản đó đã hết hạn sử dụng và được bán thanh lý. Tài sản vẫn có thể được sửa chữa, hoặc hoán cải cho mục đích sử dụng mới hoặc có thể cung cấp những bộ phận linh kiện rời cho những tài sản khác còn hoạt động”
- Thẩm định giá tài sản khi không còn giá trị sử dụng (mục đích sử dụng chính) là công việc không đơn giản do việc chia tách phân loại tỷ lệ các thành phần nguyên liệu cấu tạo nên tài sản không còn giá trị sử dụng, ước tính trọng lượng khi không đủ điều kiện cân, đong đo, đếm, chạy thử cụ thể cho từng tài sản hay việc có thể hoặc không thể xác định chính xác việc tận dụng được những bộ phận, chi tiết tài sản thanh lý vẫn còn dùng được do trong quá trình hoạt động các bộ phận của tài sản thanh lý hoạt động không đều hay đã được sửa chữa, thay mới nâng cấp tạo nên một tỷ lệ hao mòn thực tế không đều nhau
2. Đối tượng thẩm định giá:
- Dây chuyền máy móc thiết bị.
- Thiết bị chuyên dùng: Thiết bị y tế, thiết bị trường học, thiết bị khai thác khoáng sản,…
- Phương tiện vận tải: xe tải, xe du lịch, xe đào, xe cần cẩu, tàu thuyền, xà lan,...
- Thẩm định giá động sản phục vụ cho các mục đích:
- Mua bán, chuyển nhượng.
- Vay vốn ngân hàng, cho thuê tài chính, cầm cố, thanh lý.
- Góp vốn liên doanh.
- Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
- Hoạch toán kế toán, tính thuế.
- Tư vấn và lập dự án đầu tư.
- Khấu hao tài sản cố định, đánh giá lại giá trị tài sản.
- Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp,…
3. Mục đích thẩm định giá:
- Mua bán, chuyển nhượng tài sản.
- Cổ phần hóa, mua bán, sáp nhận doanh nghiệp (M&A)...
- Liên doanh, thành lập, chuyển đổi hoặc giải thể doanh nghiệp.
- Thế chấp, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng.
- Hoạch toán kế toán, thanh lý tài sản, bảo hiểm, đền bù, giải tỏa...
- Xác định giá trị tài sản, dự án đầu tư, giá trị thương hiệu...
- Thẩm định tài sản phục vụ điều tra, xét xử, phân chia, tranh chấp tài sản,...
- Chứng minh tài sản để du học, du lịch, định cư, hợp tác, góp vốn...
- Thanh lý tài sản, cấn trừ nợ,...
- Các mục đích thẩm định khác...
- Các hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác thẩm định giá động sản
a. Đối với tài sản mua sắm mới:
- Tờ trình dự tóan mua sắm tài sản được phê duyệt.
- Hóa đơn chứng từ (trường hợp bán thanh lý)
- Catalogue (nếu có)
b. Đối với tài sản đã qua sử dụng:
o. Phương tiện vận tải:
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận đăng kiểm.
- Giấy chứng nhận Bảo Hiểm xe.
- Hợp đồng mua bán (nếu có)
- Hợp đồng tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận ATKT đối với xe bồn.Giấy CN, sổ kiểm tra ATKT.
o. Trạm xăng dầu:
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật bồn chứa.
- Giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Giấy CN đủ tiêu chuẩn, điều kiện về PCCC.
- Giấy CN kiểm định ATKT.
o. Dây chuyền, máy móc thiết bị:
- Danh mục TS yêu cầu TĐG.
- Bản vẽ thiết kế quy trình sản xuất của dây chuyền.
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu lắp đặt.
- Biên bản chi tiết móng máy (nếu có)
- Đối với tài sản đã qua sử dụng
- Danh mục tài sản thanh lý yêu cầu thẩm định giá.
- Tài liệu kỹ thuật, catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …
- Hiện trạng của tài sản như thiếu, mất bộ phận; chế độ bảo quản tài sản đề nghị thẩm định giá.
- Biên bản, quyết định phê duyệt cho thanh lý tài sản.
- Biên bản, bản kê chi tiết, danh mục tài sản không còn giá trị sử dụng, đề nghị thanh lý do hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị lập.
- Chứng thư giám định chất lượng hoặc biên bản giám định (có chất lượng còn lại dưới 30%) của cơ quan có thẩm quyền.
- Các biên bản định giá tài sản phục vụ công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp khi góp vốn liên doanh, phục vụ công tác kiểm kê của Nhà nước ... tại từng thời điểm (nếu có)
- Các tài liệu khác có liên quan
.....................................................................................................................
KINH DOANH/MARKETING
|
|||
|
|||
KỸ THUẬT/NGHIỆP VỤ
|
|||
|